2024 tìm đọc sách Product Management gì ?
Công việc của Product Manager là liên tục đào bới, tìm hiểu giá trị thật sự của sản phẩm, giải pháp phải mang tính khả thi (phù hợp) và tất nhiên là phải dùng được bởi đối tượng người dùng mục tiêu (target user) của sản phẩm.
Có một quyển sách mà tôi muốn giới thiệu đến các bạn. Đó chính là cuốn: Inspired: How to Create Products Customers Love
Hiện tại sách không có bán trên Tiki.vn, các bạn có thể đặt mua trực tiếp từ Amazon nếu có nhu cầu học tập.
Inspired: How To Create Products Customers Love
Why do some products make the leap to greatness while others do not?
Creating inspiring products begins with discovering a product that is valuable, usable, and feasible. If you can not do this, then it s not worth building anything.
- How do you decide which product opportunities to pursue?
- How do you get evidence that the product you are going to ask your engineering team to build will be successful?
- How do you identify the minimal possible product that will be successful?
- How do you manage the often conflicting demands of company execs, customers, sales, marketing, engineering, design, and more?
- How can you adapt Agile methods for commercial product environments?
Đầu năm 2024 tôi lại giới thiệu một cuốn sách cũ (tính từ năm xuất bản) với các bạn là vì: cứ mỗi lần tôi trải qua một số thực tiễn, tôi tìm đọc lại một số mục trong sách thì thấy giữa lý thuyết và thực tiễn nó đều có giá trị cho đến hiện tại.
Đây là một số điều tôi đã học được từ cuốn sách này và đã áp dụng vào thực tế trong vài năm qua:
Những sản phẩm tốt được tạo ra không phải do ngẫu nhiên
- Công việc của Product Manager là liên tục đào bới, tìm hiểu giá trị thật sự của sản phẩm, giải pháp phải mang tính khả thi (phù hợp) và tất nhiên là phải dùng được bởi đối tượng người dùng mục tiêu (target user) của sản phẩm.
- Product Discovery là một sự phối hợp và khám phá liên tục những ngóc ngách của vấn đề, tìm ra đâu là vấn đề thực sự cần giải quyết (và giải quyết có được không) giữa product manager, engineer, design và người dùng mục tiêu.
- Khi viết PRD, yêu cầu làm sản phẩm (product requirements) và thiết kế trải nghiệm người dùng vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau.
- Khi đưa ra ý tưởng, ý tưởng đó phải được kiểm tra – thực hiện sớm và thường xuyên – trên người dùng mục tiêu để tạo ra sản phẩm có giá trị sử dụng thực tế.
- Bạn cần wireframe/mockup hoặc prototype có độ chi tiết cao (hi-fi) để có thể thử nghiệm nhanh chóng, dễ dàng và thường xuyên trao đổi ý tưởng của mình với người dùng.
Tìm đúng sản phẩm để xây dựng vs. Làm ra sản phẩm đúng cách
Tiêu đề trên được đọc hiểu từ câu tiếng Anh sau: Building the right product vs building the product right.
Tác giả đã đưa ra một quan điểm tuyệt vời khi nói rằng “Product Manager chịu trách nhiệm xác định giải pháp, nhưng engineer biết rõ nhất những gì có thể làm được và cuối cùng họ phải đưa ra giải pháp đó”.
- Luôn để engineer tham gia từ đầu trong các buổi thảo luận với người dùng, khách hàng.
- Đặt engineer vào những thời điểm quan trọng trong quá trình làm product discovery để cùng đưa ra phân tích thực tế nhất có thể.
Tuyển dụng Product Manager phù hợp
Đánh giá, tìm ra cơ hội phát triển cho sản phẩm thì cần phải tuyển dụng product manager có các phẩm chất phù hợp.
- Đam mê về nghề làm sản phẩm, hay nói cách khác là đam mê xây dựng sản phẩm, thích khám phá các vấn đề một cách chi tiết nhất.
- Sự đồng cảm với người dùng, khách hàng: khả năng hiểu vấn đề và lắng nghe được nhu cầu và mong muốn của người dùng.
- Thông minh – Trí thông minh thực sự khó đo lường (cho dù làm bài test IQ), nhưng khả năng giải quyết vấn đề chắc chắn là một đặc điểm quan trọng cần chú ý.
- Đạo đức nghề nghiệp khi làm việc - Trọng tâm ở đây là mức độ trách nhiệm và khả năng cống hiến khi trở thành Product Manager trong một tổ chức.
- Sự tự tin – Sự tự tin là một thành phần quan trọng khi thuyết phục người khác đầu tư thời gian, tiền bạc hoặc công sức của họ vào việc xây dựng một sản phẩm mới.
- Sự tập trung – Có khả năng tập trung vào vấn đề chính cần giải quyết tại bất kỳ thời điểm nào.
- Quản lý thời gian - Có thể phân biệt giữa điều gì quan trọng (và tại sao) và điều gì mang tính khẩn cấp tại những thời điểm cụ thể.
- Kỹ năng giao tiếp – Viết tài liệu rõ ràng và súc tích, truyền đạt ý tưởng hoặc quan điểm một cách rõ ràng và ngắn gọn trong quá trình làm việc với các bên liên quan.
- Kỹ năng về business - Hiểu các khía cạnh business trong việc đề xuất, thị trường của bạn, v.v. Có thể hiểu và nói được ngôn ngữ và các khái niệm kinh doanh khi phải làm việc với người dùng mục tiêu cũng sở hữu những kiến thức tương tự.
Đánh giá, xác định cơ hội nào để làm ra sản phẩm
Một trong những điều mà tôi học được từ tác giả vài năm trước là giá trị thực tế của cái gọi là ‘đánh giá cơ hội’. Điều tôi thích nhất là nó tập trung vào vấn đề của người dùng hoặc doanh nghiệp mà bạn đang cố gắng giải quyết chứ không phải giải pháp cụ thể mà bạn nghĩ đến.
Ví dụ: khi tôi đánh giá cơ hội cho sản phẩm của chính mình vào năm ngoái, tôi tập trung vào vấn đề mà sản phẩm của tôi đang cố gắng giải quyết chứ không tập trung quá nhiều (ban đầu) vào hình dạng thực tế mà sản phẩm của tôi sẽ phát triển.
- Value proposition: cam kết về giá trị và lợi ích mà sản phẩm. Chính xác hơn là vấn đề mà sản phẩm thực sự giải quyết cho người dùng là gì?
- Target market, target audience: sản phẩm giải quyết vấn đề đó cho ai, đối tượng nào?
- Market size: quy mô thị trường, cơ hội lớn đến mức nào để sản phẩm thành công?
- Metrics/Revenue Strategy: đo lường thành công bằng cách nào?
- Competitive landscape: bối cảnh có nhiều sự cạnh tranh, hiện nay có những lựa chọn thay thế nào?
- Our differentiator: điểm khác biệt, tại sao chúng ta phù hợp nhất để theo đuổi điều này?
- Market window: thời điểm của thị trường, tại sao là bây giờ mà không phải là 3 tháng, 6 tháng sau?
- Go-to market strategy: chiến lược thâm nhập thị trường, chúng ta sẽ đưa sản phẩm này ra thị trường như thế nào?
- Solution requirements: Những yếu tố nào là quan trọng để thành công?
- Go or no-go: từ 1 đến 9, quyết định là gì?
Comments ()