Hiểu lầm phổ biến về Product Discovery
Lợi ích của việc khám phá sản phẩm là rất nhiều. Nhưng cũng có rất nhiều sai lầm bạn có thể mắc phải khi làm việc đó. Tôi sẽ chỉ cho bạn cách tránh những lỗi phổ biến nhất trong quá trình khám phá sản phẩm.
Product Discovery - Khám phá sản phẩm là lĩnh vực quan trọng nhất đối với Người quản lý sản phẩm.
Tiền đề của việc khám phá rất đơn giản - xác định những gì cần xây dựng và đảm bảo sản phẩm của bạn giải quyết được nhu cầu sâu sắc và thực sự của khách hàng.
Nhưng nó thường bị hiểu lầm, đôi khi có người sẽ hiểu sai nên dẫn đến cách thực hành sai. Hiểu lầm và hiểu sai thường được áp dụng vào hai chỗ:
- Quá trình phỏng vấn để tuyển Product Manager: dành hết 80% thời lượng buổi phỏng vấn để hỏi Product Manager cách dùng công cụ Product Discovery như thế nào. Dẫn đến bạn Product Manager có thể thuộc lý thuyết nhưng thực hành không mạnh, từ đó chọn nhầm đồng đội để cùng xây dựng sản phẩm.
- Quá trình định nghĩa vấn đề đến khâu đóng gói giải pháp.
Mọi người lãng phí thời gian và công sức của cả team để nhanh chóng cung cấp những tính năng không hoạt động theo (người dùng) mục tiêu và không mang lại kết quả như mong đợi.
Tình huống hay gặp: làm outsourcing
Khi rơi vào trường hợp này, cách một team thiết kế và đóng gói tính năng trông như cách một "Nhà máy tính năng" đang hoạt động.
Nó thường trông như thế này:
- Product Manager hỏi khách hàng về yêu cầu, và thường nhầm lẫn bước này với bước user interview.
- Product Manager không đặt bản thân vào vị trí của người dùng, người sẽ thực sự dùng sản phẩm này.
- Product Manager lập tức viết ra các diễn giải từ yêu cầu của người dùng và tự đặt ra ưu tiên (mặc dù chưa rõ cách đặt ra ưu tiên này hoàn toàn dựa vào chủ quan cá nhân hay dựa vào các yếu tố khác)
- Phối hợp với dev để đưa ra giải pháp và thời gian thực hiện.
- Khi mọi thứ đã sẵn sàng (dev xong) thì không có gì thay đổi nếu người dùng/khách hàng bảo rằng đây không phải là cái tôi cần.
Một số người sẽ nói:
- "Thay đổi này dễ làm ảnh hưởng UX của người dùng lắm": trong khi cái Product Manager đưa ra (muốn) thì người dùng thực sự không cần, chưa kể không phải (không nhiều) Product Manager nào cũng dày dạn hiểu biết lẫn kinh nghiệm về UX như một bạn UX Designer được.
- "Tôi nghĩ/tôi thấy là cái này chưa phải là ưu tiên, vì sẽ phá design system hiện tại".
- "Sếp đưa gì thì làm thôi, miễn delivery là được": định hướng phát triển, thử nghiệm hoặc tăng trưởng là cái có thể được đưa từ trên xuống, nó khác rất nhiều so với việc tư duy "đưa gì làm đó" và sao chép mọi yêu cầu từ người dùng thành tính năng.
Và thực ra những vấn đề cốt lõi cần được giải đáp nhất thậm chí có thể đã không có mặt trong Backlog ngay từ đầu.
Nguyên nhân từ đâu?
Tôi cho rằng có 4 nguyên nhân chính gây nên kịch bản "outsourcing" kể trên.