Mục tiêu của Product Manager là gì?

Mục tiêu của bất kỳ công ty nào là tạo ra giá trị tối đa bằng cách sử dụng các nguồn lực sẵn có và sau đó biến một phần giá trị này thành lợi nhuận. Mục tiêu của Product Manager là tăng hiệu quả giải quyết vấn đề của người dùng.

Mục tiêu của Product Manager là gì?
Giá trị được tạo ra khi bạn nâng cao hiệu quả giải quyết công việc của người dùng mục tiêu. Đây là mục tiêu chính của Product Manager.

Một số người tin rằng công việc của Product Manager là ưu tiên các giả thuyết, sau đó biến chúng thành kiến thức thông qua các thử nghiệm và A/B test.

Những người khác cho rằng vai trò của Product Manager là người đại diện cho người dùng, tạo ra các tính năng và cải thiện product metrics.

Và sau đó, có những người coi Product Manager là người quản lý roadmap, tối ưu hóa các kênh chuyển đổi (conversion) và chịu trách nhiệm về doanh thu của sản phẩm.

Trên thực tế, tùy thuộc vào mục tiêu và bản chất tự nhiên về domain knowledge (kiến thức chuyên ngành, nghiệp vụ) của sản phẩm, Product Manager thực hiện một số hoặc tất cả những việc trên.

Nhưng đây chỉ là những công cụ giúp đạt được mục tiêu quan trọng nhất, mục tiêu mà người quản lý sản phẩm thường quên.

Mục tiêu của Product Manager là tăng hiệu quả giải quyết vấn đề của người dùng.

Và, quản lý sản phẩm không phải là về:

  • Hỏi khách hàng để thu thập các yêu cầu.
  • Viết mô tả chi tiết.
  • Phân công nhiệm vụ cho dev/engineer.
  • Nắm vững Scrum hoặc bất kỳ framework, tool nào khác để theo dõi tiến độ công việc.
  • Đóng vai trò là CEO của sản phẩm.

Gần như ai (vị trí khác Product Manager như Project Manager, BA) cũng có thể làm điều đó.

Mục tiêu của bất kỳ công ty nào là tạo ra giá trị tối đa bằng cách sử dụng các nguồn lực sẵn có và sau đó biến một phần giá trị này thành lợi nhuận.

Giá trị được tạo ra khi bạn nâng cao hiệu quả giải quyết công việc của người dùng mục tiêu. Đây là mục tiêu chính của Product Manager.

Cách viết ở trên chỉ là một sự đơn giản hóa bản chất nghề nghiệp của Product Manager. Nhưng chính sự gia tăng hiệu quả giải quyết vấn đề mới thúc đẩy tăng trưởng và hiệu suất giải quyết vấn đề ở các công ty có vị trí Product Manager.

Ở một số lĩnh vực, việc tạo ra giá trị sẽ đòi hỏi phải phát minh ra các công nghệ phức tạp và đột phá mới (ví dụ: phát triển các thiết bị mới của Apple, nghiên cứu về tìm kiếm Google).

Trong các lĩnh vực khác, công việc liên quan đến quản lý sản phẩm sẽ chủ yếu bao gồm việc tìm cách áp dụng công nghệ mới vào một trường hợp sử dụng cụ thể (ví dụ: Uber, Google Maps, WhatsApp).

Trong một số lĩnh vực phổ biến, giá trị được tạo ra thông qua việc xây dựng giao diện thân thiện với người dùng, tối ưu hóa kênh chuyển đổi, điều chỉnh sản phẩm theo nhu cầu của các phân khúc người dùng khác nhau và tích hợp, thử nghiệm các mô hình kinh doanh mới.

Và ngoài ra, sản phẩm còn tạo ra giá trị thông qua việc xây dựng cộng đồng hoặc phát triển hiệu ứng mạng lưới (network effect)

Do đó, các kỹ năng mà Product Manager cần để thành công rất khác nhau giữa các công ty, ngành này với ngành khác, sản phẩm này với sản phẩm khác, nhiệm vụ này với nhiệm vụ khác.

Nhưng tất cả các sản phẩm đều có một số yêu cầu chung. Trong hầu hết mọi tổ chức, Product Manager nên thực hiện được ba chức năng cơ bản sau:

1/ Xác định hướng phát triển của sản phẩm để đạt được hiệu quả tối đa với các nguồn lực sẵn có: Dựa trên dữ liệu và các vấn đề có sẵn từ người dùng, các bên liên quan, Product Manager từ đó xây dựng mục tiêu, xác định chiến lược (cách đi, cách tạo ra kết quả) và biến nó thành lộ trình xây dựng cùng với engineer.

2/ Biến kế hoạch thành hiện thực: Delivery là một phần quan trọng trong công việc xây dựng sản phẩm. Ngay cả kế hoạch tốt nhất cũng vô nghĩa nếu không được thực hiện kịp thời và chất lượng sản phẩm đủ tốt.

3/ Phối hợp - teamwork: Product Manager đạt được kết quả bằng cách thúc đẩy các thành viên trong nhóm, cộng tác với các bộ phận khác và tương tác hiệu quả với các bên liên quan.

Những kỹ năng này là nền tảng của công việc xây dựng và quản lý sản phẩm, nhưng chúng chưa đủ. Mỗi lĩnh vực công việc đều có những yêu cầu kỹ năng đặc biệt riêng mà người quản lý sản phẩm phải học để làm việc hiệu quả.

Đó là lý do tại sao không thể xác định và tiêu chuẩn hóa một cách rõ ràng các yêu cầu về kỹ năng của Product Manager. Đó là lý do tại sao việc có chuyên môn sâu trong lĩnh vực của một công ty hoặc sản phẩm thường là yếu tố quan trọng hơn khi tuyển dụng so với kiến thức nâng cao về các công cụ hoặc framework về quản lý sản phẩm cụ thể.

Nếu bạn hỏi tôi Product Discovery là kỹ năng hay công cụ, tôi trả lời đấy là công cụ, tôi ưu tiên việc dùng kỹ năng nào để tận dụng công cụ đấy, nhằm hướng đến telos (tiếng Hy Lạp: τέλος có nghĩa là mục đích, cuối cùng, lý do) của Product Manager.

Đó là, Mục tiêu của Product Manager là tăng hiệu quả giải quyết vấn đề của người dùng.