Product Manager là ai?
Vị trí Product Manager chỉ bắt đầu nổi lên chưa đầy 20 năm. 15 năm trước, Ben Horowitz, CEO của Opsware đã gọi Product Manager là CEO của sản phẩm.
Vị trí Product Manager chỉ bắt đầu nổi lên chưa đầy 20 năm. 15 năm trước, Ben Horowitz, CEO của Opsware đã gọi Product Manager là CEO của sản phẩm. Nếu bạn Google từ khóa “Product Manager là gì”, trong vòng 10 kết quả đầu tiên bạn sẽ tìm thấy được những nội dung sau.
- https://glints.com/vn/blog/product-manager-la-gi-cac-ky-nang-quan-trong/#.Y5Hdxi8RphA
- https://topdev.vn/blog/product-manager-la-gi/
- https://talent.vn/giam-doc-san-pham-product-manager
- https://itviec.com/blog/product-manager-la-gi/
- https://itnavi.com.vn/blog/product-manager-la-gi
- https://blog.careerly.vn/blog/product-management-la-gi/
- https://gambaru.io/en/blog/product-manager-la-gi
Sẽ không khó để có thể tìm ra được những bài viết giải thích về vai trò của Product Manager như trên. Thay vì trình bày lại nội dung như các bài viết khác, tôi sẽ tóm gọn cho các bạn ở các mục chính.
Định nghĩa Product Manager
Để có thể định nghĩa được Product Manager là ai, tôi sẽ dùng dẫn chứng từ 2 nguồn tin cậy và phổ biến: sách Inspired: How to Create Products Customers Love và Biểu đồ Venn của Martin Eriksson.
Định nghĩa từ sách Inspried: Công việc của một Product Manager là công việc khám phá ra những sản phẩm có giá trị (valuable), có thể sử dụng được (usable) và có tính khả thi (feasible)
Định nghĩa theo biểu đồ Venn: Product Manager là một vị trí có sự giao thoa giữa kinh doanh, công nghệ và trải nghiệm người dùng. Biểu đồ Venn sử dụng các vòng tròn chồng lên nhau hoặc các hình dạng khác nhau để minh họa mối quan hệ logic giữa hai hoặc nhiều mục nội dung khác nhau. Một Product Manager giỏi phải có kinh nghiệm trong ít nhất một lĩnh vực, có đam mê trong cả ba lĩnh vực và thông thạo cả ba lĩnh vực này.
Quản lý sản phẩm trên hết là một chức năng kinh doanh, tập trung vào việc tối đa hóa giá trị kinh doanh của một sản phẩm. Product Manager nên quan tâm đến việc tối ưu hóa sản phẩm để đạt được mục tiêu kinh doanh, đồng thời tối đa hóa lợi tức đầu tư. Xét về công việc, khi thực hiện quy trình Product Discovery, Product Manager còn phải làm việc trên không gian Business Space.
Thật vô nghĩa khi xác định xây dựng sản phẩm gì nếu bạn không biết nó sẽ được xây dựng như thế nào. Điều này không có nghĩa là Product Manager phải có đủ kiến thức và biết lập trình. Tuy nhiên để đưa ra được quyết định đúng đắn cho sản phẩm, hiểu biết về công nghệ là một điều quan trọng.
Cuối cùng nhưng không kém phần quan trọng, Product Manager đại diện cho tiếng nói của người dùng và có kinh nghiệm về trải nghiệm người dùng. Bản thân Product Manager phải là người sử dụng sản phẩm đầu tiên, nói chuyện với người dùng và làm việc trên những phản hồi đó ngay từ thời điểm sản phẩm ra mắt.
Product Manager quản lý gì?
Để xây dựng sản phẩm tốt, Product Manager phải đóng nhiều vai trò khác nhau, tựu chung lại họ phải khoác lên vai những chiếc áo khác nhau để quản lý những vấn đề sau đây:
Tầm nhìn của sản phẩm (Vision)
Điều này đòi hỏi Product Manager phải liên tục nghiên cứu về sản phẩm, tính năng, thị trường, người dùng và các vấn đề người dùng đang đối mặt. Product Manager buộc phải tiếp thu một lượng thông tin khổng lồ – phản hồi đến từ khách hàng, dữ liệu phân tích từ quá trình sử dụng của người dùng, các báo cáo nghiên cứu, xu hướng về thị trường và các số liệu thống kê. Bạn cần biết mọi thứ về thị trường và người dùng của mình, sau đó kết hợp tất cả lại để xác định tầm nhìn cho sản phẩm của bạn.
Lộ trình xây dựng sản phẩm (Roadmap)
Một khi đã xây dựng được tầm nhìn, trách nhiệm của Product Manager là lập lên kế hoạch, lộ trình cho sản phẩm để phục vụ tầm nhìn đó. Lộ trình sản phẩm giống như việc xây đường, càng xây đường thì tầm nhìn sẽ được mở rộng và xa hơn. Vì đây là một bản kế hoạch giúp Product Manager phát triển sản phẩm theo thời gian, một lộ trình kiểu mẫu có thể được vạch ra theo dạng Quý: Quý 1, Quý 2, Quý 3, Quý 4 của một năm tài chính.
Năm tài chính là khoảng thời gian có độ dài tương đương một năm dùng cho công tác kế hoạch ngân sách của tổ chức hoặc quốc gia. Năm tài chính còn được gọi là Tài khóa. Ở Việt Nam, năm tài chính được gọi là Năm ngân sách. Ở Mỹ, năm tài chính còn được gọi là Năm thuế.Nguồn: Wikipedia
Đối với các doanh nghiệp áp dụng chế độ kế toán Việt Nam, ngày bắt đầu năm tài chính thường theo năm dương lịch, tức năm tài chính bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 và năm tài chính sẽ được kết thúc vào ngày 31 tháng 12. Một số công ty công nghệ ở Việt Nam thì áp dụng năm tài chính như Anh, Ấn Độ, Canada, Hồng Kông, Nhật Bản: năm tài chính bắt đầu từ ngày 01 tháng 4 của năm và kết thúc vào ngày 31 tháng 3 năm sau.
Khả năng chú trọng đến chi tiết
Khả năng làm việc chi tiết được thể hiện qua mức độ tập trung vào tiểu tiết để đưa ra cách giải quyết phù hợp nhất. Product Manager có khả năng làm việc chi tiết tốt sẽ đảm nhận tốt các công việc dưới đây: Phân tích và đưa ra nhận định về xu hướng thị trường, xác định và đánh giá về các vấn đề sử dụng sản phẩm của người dùng.
Giả sử sản phẩm của bạn vừa ra mắt và đột nhiên bạn lại dành cả ngày để nghiền ngầm dữ liệu. Bạn liên tục quan sát cách khách hàng sử dụng sản phẩm và bạn đặt câu hỏi: “Tôi có giải quyết đúng vấn đề chưa?” “Người dùng có thực sự thấy sản phẩm này có ích?”
Mô tả công việc của Product Manager
Trách nhiệm chính của Product Manager là đại diện cho sự thành công của sản phẩm, cho thành quả cả toàn bộ nhóm phát triển sản phẩm đối với các bên liên quan và khách hàng. Ngoài ra, Product Manager còn chịu trách nhiệm cho các công việc bên dưới:
- Hiểu các mục tiêu kinh doanh và chuyển đổi các mục tiêu đó thành các yêu cầu phát triển sản phẩm cụ thể.
- Có phương pháp đặt ra sự ưu tiên dựa trên các phân tích về thị trường và chiến lược phát triển của công ty.
- Biết thời điểm để đánh đổi giữa các yêu cầu làm sản phẩm với những yếu tố khách quan lẫn chủ quan khác như thời gian, chi phí, tốc độ làm sản phẩm, giải pháp khả thi, và tính cấp bách của tình huống.
- Xác lập các ưu tiên dựa trên yêu cầu từ các bên liên quan: bộ phận kinh doanh, bộ phận chăm sóc khách hàng, đội ngũ kỹ thuật.
- Hợp tác chặt chẽ với đội ngũ kỹ thuật để theo dõi quá trình phát triển sản phẩm so với tầm nhìn đề ra ban đầu.
- Theo dõi tiến độ phát triển sản phẩm so với kế hoạch đề ra giữa các bên liên quan.
- Cân bằng giữa các yếu tố: số lượng tính năng, độ phức tạp của tính năng, lịch trình phát triển, thời gian phát triển để đối chiếu với mục tiêu kinh doanh, các ràng buộc và hạn chế hiện tại về công nghệ lẫn khả năng liên quan đến con người.
Comments ()