Product Market Fit: Sản phẩm phù hợp với thị trường

Nên lặp lại thường xuyên những cách để giữ chân người dùng trên sản phẩm của mình, cho đến khi sản phẩm trở thành sự lựa chọn bắt buộc trong lòng họ. Quá trình này không diễn ra trong một đêm, không được tính theo tháng, và có thể mất nhiều năm.

Product Market Fit: Sản phẩm phù hợp với thị trường

Những năm 2000 thuật ngữ Product Market Fit đã trở nên rất phổ biến với các nhà khởi nghiệp. Họ nhận ra rằng có một vài nguyên tắc chung ít nhiều có ích trong việc nâng cao cơ hội thành công của sản phẩm. Product Market Fit nghĩa là Sản phẩm phù hợp với thị trường.

Tìm kiếm sự phù hợp là bước đầu tiên trong toàn bộ quá trình phân tích và tạo ra một giải pháp cụ thể. Product Market Fit là một trạng thái không rõ ràng bởi vì nó không miêu tả chính xác thời điểm nào sản phẩm được gọi là phù hợp với thị trường. Bản thân sản phẩm cũng khác nhau tuỳ mô hình kinh doanh lẫn vận hành, nhưng thị trường mới là thứ khiến chúng ta phải mò mẫm và tìm chỗ đứng.

Sản phẩm phù hợp với thị trường là gì?

Sản phẩm phù hợp với thị trường có nghĩa là sản phẩm của bạn phù hợp với nhu cầu thị trường hiện tại. Điều đó có nghĩa là có một thị trường/đối tượng đủ lớn cho sản phẩm của bạn và mọi người sẵn sàng trả tiền cho nó. Ví dụ: giả sử bạn muốn tạo một app cho phép mọi người nói chuyện miễn phí tại hội nghị truyền hình.

Đó là một ý tưởng tuyệt vời, nhưng nó có thể không có giá trị (thường thì khoảng cách từ ý tưởng đến giá trị sử dụng thật sự là khá xa) nếu đã có quá nhiều ứng dụng hội nghị truyền hình trên thị trường. Nếu đã có hơn 100 ứng dụng hội nghị truyền hình mà mọi người có quyền truy cập, thì sản phẩm của bạn có thể không thành công vì nhu cầu về nó có thể không đủ cao.

Mặt khác, nếu hầu như không có bất kỳ ứng dụng hội nghị truyền hình nào có sẵn cho mọi người sử dụng và sản phẩm của bạn là sản phẩm đầu tiên được tung ra thị trường, thì bạn có cơ hội thành công rất cao. Đó là bởi vì không có sản phẩm nào giống sản phẩm của bạn. Điều này có nghĩa là sản phẩm của bạn đang lấp đầy khoảng trống trên thị trường và mọi người sẽ sẵn sàng trả tiền cho nó.

Ví dụ trên chỉ là một ví dụ minh hoạ để hiểu cách sản phẩm và thị trường “hiểu” và “chung sống” được với nhau. Thực tế giữa sản phẩm và thị trường cũng có nhiều yếu tố đòn bẩy tuỳ thuộc vào bản chất sản phẩm và loại hình kinh doanh mà sản phẩm đó đang vận hành.

Nguồn: Google

Để xác định mình có đang đạt được Product Market Fit hay không, startup thường dựa vào các dấu hiệu về kinh doanh, gọi là traction. Traction là khái niệm tổng quát dùng để chỉ những chỉ số mà startup đạt được trong quá trình kinh doanh của mình:

  • Doanh thu, số lượng đơn hàng
  • Số lượng user
  • Retention rate
  • Feedback của người dùng về sản phẩm, chỉ số NPS
  • Các mối quan hệ hợp tác chặt chẽ giữa doanh nghiệp và đối tác

Lý do các startup rất chuộng khái niệm Product Market Fit này là vì khi còn ở giai đoạn early, doanh thu còn thấp và lợi nhuận là thứ chưa thể đến được trong ngày một ngày hai, các dấu hiệu kinh doanh kể trên là các chỉ số ưa thích mà startup hoặc các nhà đầu tư sẽ quan tâm nếu startup đó đang trong quá trình gọi vốn.